Được xem là ổ vi khuẩn di động, bất cứ nơi nào gián đi qua cũng để lại những mầm bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Gián có thói quen kiếm ăn tại các bãi rác thải bẩn thỉu, ăn rác thải hay các loại quần áo, giày dép…, các loại thức ăn của con người. Sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong khi kiếm ăn chúng đã vô tình để lại các mần bệnh trên cơ thể mình.
Hiện nay đã có tới 3500 loại gián khác nhau được tìm thấy và công nhận trên khắp thế giới. Những loài phổ biến nhất là gián Đức, gián Mỹ, gián Phương Đông, gián Vành Nâu, gián Xám,... chúng tồn tại trong các tòa nhà, nhà hàng, văn phòng, khu dân cư… và phá hoại môi trường mà chúng sinh sống.
Tại Việt Nam, gián nhà vẫn thường được tìm thấy nhất. Gián nhà có thân hình khá nhỏ gọn, dài chừng 2-3 mm và có thể lên đến 80mm. Cơ thể chúng cấu tạo với hình dạng dẹt hướng lưng bụng, đôi cánh ôm kín bưng, màu nâu sáng hoặc đen. Đa số các loài gián ít khi bay, song chúng bò rất nhanh.
Vòng đời của chúng chỉ trải qua 3 giai đoạn: Trứng, Thiếu trùng và Con trưởng thành. Tuổi thọ của chúng thường kéo dài đến vài năm tùy theo môi trường sinh sống.
Nguy cơ nhiễm bệnh từ loài gián là khó có thể kiểm soát được, ngay cả môi trường được dọn dẹp thường xuyên. Chính vì thế bạn nên bảo vệ môi trường sống của mình bằng việc kết hợp đồng thời nhiều biện pháp diệt gián khác nhau để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Ngay khi phát hiện ra trong nhà có gián, hãy nhanh chóng tìm ra tổ gián tại các gầm bàn, gầm giường, tủ,… để tiêu diệt gián tận gốc. Có khá nhiều cách dẫn dụ nhử gián rồi diệt gián thủ công hay bằng hóa chất. Các loại hóa chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi trong gia đình, hãy cẩn thận sử dụng nhiều biện pháp bảo hộ và chú ý khi dùng thuốc diệt gián để tiêu diệt chúng. |